- Hướng dẫn hẹn giờ tắt máy tính dễ dàng
- Sử dụng bàn phím ảo để bảo vệ mật khẩu
- Bỏ cửa sổ End Now mỗi khi tắt máy
- Hướng dẫn tạo mật khẩu cho file nén bằng Winrar
HƯỚNG DẪN GÕ 10 NGÓN
1. Cách đặt 10 ngón tay trên bàn phím.Công việc này đơn giản nhưng quan trọng lắm các bạn nhé.
Đây là cách đặt 10 ngón tay trên bàn phím |
Với bàn tay phải: ngón trỏ (J), ngón giữa (K), ngón áp út (L), ngón út (;). Hai ngón cái thì đặt ở phím cách (space) và hai ngón này thay nhau đánh phím này mà thôi.
Các nhà sản xuất bàn phím luôn để cái gờ nhỏ ở 2 phím F và J nhầm giúp người sử dụng dễ dàng xác định vị trí khi đặt 2 bàn tay trên bàn phím.
2. Nhiệm vụ của từng ngón tay
a. Tay trái:
- Ngón áp út: sẽ đánh các phím S, W, X, 2.
- Ngón giữa: D, E, C, 3
- Ngón trỏ: F, R, G, T, V, B, 5, 6.
- Ngón út: sẽ đánh các phím bên trái còn lại nh: Q, Z, Cap Lock, Shift.., nói chung là từ phần ngón áp út đến hết khu phím bên trái.
- Ngón trỏ: J, U, Y, H, N, M, 7, 8.
- Ngón giữa: K, I, <, Alt, 9. Ngón áp út: L, O, >, 0.
- Ngón út: các phím còn lại bên phải như P, /, ', Enter...nói chung là toàn bộ các phím bên phải kể từ ngón áp út.
Kinh nghiệm:
- Khi gõ xong, ngón tay nên di chuyển trở về vị trí ban đầu. Để tránh ngón này "cản đường" ngón kia.
- Các bạn nên gõ Telex thay cho VNI vì Telex thao tác nhanh và ít lẫn lộn hơn so với VNI
(Bài viết Hướng dẫn gõ bàn phím bằng cả 10 ngón tay cũng là phần trả lời cho câu hỏi của 1 bạn trên Yahoo)
Mình có đứa bạn hồi trước gõ phím bằng 1 ngón, nhưng nhờ chat chít nhiều nên quen tay, bây giờ có thể vừa quay mặt nói chuyện với mình mà tay vẫn gõ đều không sai.
Nếu bạn mới tiếp cận máy tính thì nên tập luyện gõ bàn phím như hướng dẫn trên ngay từ bây giờ - sẽ có ích cho sau này. Tập gõ nhiều thành thói quen thôi!
Mấy bạn quen gõ thiếu ngón cũng nên rèn luyện lại (mặc dù có thể tốc độ gõ của bạn rất nhanh)
Gõ mệt quá gục đầu bên bàn phím,
Ta vô tình ấn Shift viết tên ai...
Trong đêm khuya ta thao thức mệt nhoài.
Vài con chữ viết hoài rồi lại xoá
Có công rèn luyện có ngày gõ nhanh!